Mẹo chụp ảnh tuyết
của Andy Yee
Đôi khi, những điều kiện khó khăn nhất lại có thể mang tới cho bạn những hình ảnh hiếm có và rất “bõ công”. Sau đây là một vài mẹo để giúp bạn chụp ảnh tuyết đẹp nhất.
1. Hãy chuẩn bị sẵn sàng: Bạn nên biết rằng mình sẽ phải ở ngoài trời lạnh rất lâu. Việc đầu tiên cần làm là xem dự báo thời tiết và kiểm tra các điều kiện. Chuẩn bị sẵn sàng cho cả các phương án phù hợp về trang phục lẫn thiết bị máy ảnh trước khi đi chụp.
2. Loa che nắng: Đã rất nhiều lần tôi vứt loa che nắng xuống đáy ngăn kéo và không cần dùng đến. Vậy mà khi tuyết rơi, đây lại là một công cụ thiết yếu để bông tuyết không rơi vào phía trước ống kính. Khi chụp với chân máy, việc sử dụng một chiếc ô nhỏ cũng sẽ cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên, những công cụ này cũng sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt đối, nên tốt nhất là bạn cũng nên mang theo một chiếc khăn bằng sợi microfiber chất lượng cao.
3. Thừa sáng: Các chế độ đo sáng của máy ảnh mặc định sẽ ở màu bán xám. Điều này sẽ rất phù hợp cho hầu hết các kiểu chụp ảnh nhưng khi chúng ta ở trong môi trường tuyết với rất nhiều tuyết và tuyết thì có màu trắng. Nếu bạn chụp theo gợi ý của máy ảnh, bạn sẽ thấy hình ảnh trở nên xám xịt và mù mịt. Khi chụp tuyết, chúng ta sẽ muốn tuyết có màu trắng chuẩn của mình. Hãy chỉnh cho ảnh thừa sáng ở một hoặc hai điểm dừng hoặc bạn phải sẵn sàng sửa ảnh trong giai đoạn hậu kỳ.
4. Găng tay hở ngón: Tay bị cóng thì sẽ không thể điều khiển được máy ảnh. Khi thời tiết lạnh thì bạn có thể dùng loại găng mà không cần phải tháo ra vẫn điều khiển được máy, đó chính là găng tay hở ngón.
5. Tốc độ màn trập: Tốc độ màn trập nhanh từ 1/500 trở lên sẽ bắt cứng được hình ảnh những bông tuyết đang rơi. Tốc độ màn trập chậm từ 1/30 trở xuống sẽ khiến hình ảnh bông tuyết trở nên mơ màng, mờ ảo khi rơi xuống đất. Hai tốc độ màn trập này sẽ mang lại những hình ảnh đối lập nhưng đều tăng thêm những cảm xúc rất khác biệt cho khung cảnh.
6. Lấy nét bằng tay: Khi tuyết rơi, tính năng lấy nét tự động trong máy ảnh sẽ mất nhiều thời gian để chuyển nét từ bông tuyết này sang bông tuyết khác. Vì lý do này, tôi khuyên bạn nên sử dụng tính năng lấy nét bằng tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lấy nét tự động để lấy nét, rồi chuyển về lấy nét bằng tay để ngăn tính năng lấy nét thay đổi theo chuyển động của tuyết.
7. Dấu chân: Tất nhiên là bạn sẽ để lại dấu chân trên tuyết. Trừ khi bạn là thiên nga, vịt, cáo hay khỉ, còn nếu không thì hãy cố gắng đừng làm hỏng khung cảnh để người khác còn chụp. Bạn hãy chịu khó chờ cho mọi người đều chụp được cảnh đẹp rồi hãy ngụp lặn trong tuyết để sắm vai nàng chúa tuyết nhé.
Giới thiệu nhiếp ảnh gia – Andy Yee
Chuyên gia về hình ảnh kỹ thuật số Sony, Andy Yee, chuyên về nhiếp ảnh du lịch và lữ hành. Khi không giảng tại các buổi hội thảo tại các địa điểm độc đáo, anh sẽ là nhà sáng tạo nội dung trực quan và giảng viên nhiếp ảnh tại Sydney, Australia.
Thiết bị của Andy
Alpha 7R III
ILCE-7RM3
FE 70-200mm F4 G OSS
SEL70200G
Vario-Tessar® T* FE 16-35mm F4 ZA OSS
SEL1635Z
E 10-18mm F4 OSS
SEL1018
Bài viết này được đăng tải lần đầu trên https://scene.sonyanz.com/